Hỏi: Chào các bạn. Tôi mang xe đi rửa (ngay cạnh nhà) xong về đỗ đó kéo phanh tay cho tới tận 3 ngày hôm sau mới dùng xe. Lúc vào xe cố gắng hạ phanh tay không được, bị kẹt cứng ngắc. Sau phải đẩy xe cho nó nhúc nhích một chút thì mới hạ được, nhưng nó có tiếng kêu “cục” rất lạ khi hạ được phanh. Đến giờ hơn một tháng rồi thì tiếng cục đó lại càng to hơn. Xin hỏi gara Vinh Quang chẩn đoán bệnh giúp, tôi cho là hồi mới rửa xe xong để lâu mà kéo phanh tay cao quá nên bị gỉ sét thế nào đó, bây giờ làm ảnh hưởng đến hệ thống phanh. Tôi có cần phải đi bảo dưỡng hay làm gì không?
Khách hàng: Thái Trường Thành
Nhãn hiệu xe: Chevrolet Spark
Trả lời: Chào anh Thành ! Đối với những xe sử dụng phanh tay chung với phanh sau ( loại má guốc ) rất hay gặp tình trạng như xe của anh ,nhất là vào mùa nồm ẩm ướt. Khi anh đi rửa xe về và kéo phanh tay để vài ba ngày trở lên sẽ làm cho má phanh dính chặt vào cụm tăm bua phanh sau gây ra hiện tượng bó phanh. Khi đã bị bó phanh thì hiện tượng sẽ như anh thấy là phanh tay không hạ được , sau khi cố gắng tiến lùi có thể phanh sẽ nhả được một chút nhưng sẽ xuất hiện tiếng kêu lục cục.
Khi gặp trường hợp bị bó phanh thì việc anh cần làm là xử lý cho phanh nhả về để có thể đi đến xưởng nào đó để kiểm tra và giải quyết triệt để tình trạng trên, dụng cụ anh cần có là 1 cây búa cỡ vừa và 1 cây thép dài khoảng 40-50 cm. Sau đó sẽ dùng cây búa đóng cây thép vào tăm bua phanh ,nhớ là phải đóng đều xung quanh tăm bua..làm như vậy má phanh sẽ hạ xuống không gây bó chặt nữa.
Hầu hết các trường hợp như xe của anh là do kéo phanh tay quá cao gây ra …nếu xe của là loại số tự động và đỗ trên mặt phẳng thì chỉ cần chuyển về P là được ,không cần thiết phải kéo phanh tay. Nếu xe của anh là loại số sàn thì anh có thể chuyển về số 1 và kéo nhẹ phanh tay. Nói chung là khi gặp tình trạng này anh nên mang xe đi bảo dưỡng lại các cụm phanh cho yên tâm , tránh trường hợp phanh vẫn bó sẽ làm hỏng tăm bua và má phanh.
Bình luận